Nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường
Lượt xem:
Trường học là nơi nuôi dưỡng, đào tạo các thế hệ dựng xây đất nước. Nơi đây, mỗi cá nhân có thể tích tụ được kiến thức cơ bản nhất để có thể bước những bước xa hơn trong cuộc sống sau này. Kỹ năng mà mỗi cá nhân tích tụ có thể thông qua kiến thức giảng dạy nhưng cũng có thể có được qua những hình ảnh trực quan của nhà trường. Do vậy, tổ chức công tác PCCC có vị trí vô cùng quan trọng, vừa góp phần đảm bảo an toàn PCCC cho nhà trường song đồng thời cải tạo nhân sinh quan trong mỗi cá nhân về công tác đảm bảo an toàn PCCC.
Và trường học cũng là nơi thường xuyên tập trung đông người, đặc biệt là trường mầm non, các em nhỏ rất dễ bị hoảng loạn nếu như có cháy xảy ra. Do vậy, việc tổ chức công tác PCCC, đảm bảo an toàn PCCC cho người và tài sản tránh mọi khả năng gây ra cháy là một vấn đề rất cần thiết
– Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Cấm sử dụng điện tùy tiện.
– Không được để các em nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.
– Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Lực lượng bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại.
* QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI CÓ CHÁY NỔ, CÁCH XỬ LÝ KHI CÓ ĐÁM CHÁY
Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi có cháy nổ (bước quan trọng nhất)
– Khi biết cháy cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy
– Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy chống cháy
– Cần thứ tự được các việc cần làm
Bước 2: Báo động bằng những cách nhanh nhất để mọi người biết như
– Hô hoán mọi người thông báo cho nhau
– Thông báo qua nhanh gọn qua loa truyền thanh
– Nhấn nút chuông của hệ thống báo cháy…
Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy
– Cắt cầu dao điện ngay khi có thể
– Ngắt áttomat
– Nhớ là phải dùng dụng cụ như kìm điện, ủng, găng cách điện để cắt điện để tránh nguy cơ bị điện giật
Bước 4: Báo ngay có lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) bằng cách gọi 114 từ điện thoại di động hoặc điện thoại bàn, hãy dùng cách nào nhanh nhất có thể
Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn gần nhất để dập cháy
– Bình bột chữa cháy, bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy Foam…
– Màn chữa cháy, cát.
– Nước (tránh dùng nước khi chất cháy là dầu, xăng…các loại có tỷ trọng nhẹ hơn nước)
– Trường hợp đặc biệt nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng kéo vòi và phun vào đám cháy.
Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được đám cháy.
Bước 7: Di chuyển các tài sản hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn
– Tạo khoảng cách chống cháy lan
Việc cháy nổ thường diễn ra khó nắm bắt, vì thế mọi người nên cố gắng học quy trình phòng cháy chữa cháy nhằm xử lý, đối phó khi có cháy đột xuất.